Khách sạn là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v… Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao (từ 1 đến 5 sao).
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
Ẩm thực (Hán Việt: ẩm: uống, thực: ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống) là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi. Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực.
( Nguồn: wikipedia )
——————————————————————–
Không biết từ bao giờ, món ốc từ việc là món ăn dân dã trong văn hóa ẩm thực của người miền quê sông nước, đã trở thành một món ăn khoái khẩu và quen thuộc của dân thành thị, từ trẻ nhỏ đến người già không phân biệt sang hèn. Câu nói cửa miệng “rảnh không, đi ăn ốc” đã trở thành văn hóa đặc trưng cửa người Sài Thành trong thời gian gần đây.
Từ chợ ra lề đường
Hiện tại, bạn sẽ không thể nào thống kê được tại Sài Gòn có bao nhiêu quán ốc lớn và nhỏ. Chỉ cách đây vài năm, khi những quán hàng ốc còn nằm trong các con hẻm nhỏ, chỉ được bày bán cho những người hàng xóm (phần lớn là xóm lao động) thì hiện nay, ăn ốc đã lan ra khắp mọi con hẻm. Con đường nào cũng có quán ốc, con hẻm nào cũng có quán ốc và quán nào cũng có đông đúc người ngồi xì xụp hút, mút những con ốc vừa thơm vừa ngon vừa đủ mùi, đủ vị.
Chị Ngọc Tâm, một người bán ốc ở chợ Nguyễn Văn Trỗi, Q.3 cười hề hề khi nói về nghề bán ốc của mình: “Cách đây chừng 10 năm, tôi chỉ bán ốc ở chợ, phần lớn khách hàng mua về rồi tự chế biến. Ốc thời đó không nhiều loại và rộn ràng như bây giờ. Khi thấy nhu cầu ăn ốc của mọi người ngày càng nhiều, tôi bắt đầu bán ốc cho buổi tối. Với những kinh nghiệm chế biến của mình, thời gian gần đây, quán ốc đêm của tôi lại bán khá và thu nhập cao hơn quầy bán ốc ngoài chợ buổi sáng đấy”.
Hiện nay, thú đi ăn ốc lề đường và tìm được một quán ốc “độc” đã là “gu” thưởng thức của người sành ăn.
Hiện nay, thú đi ăn ốc lề đường và tìm được một quán ốc “độc” đã là “gu” thưởng thức của người sành ăn. Thậm chí, ốc bây giờ đã được nhà hàng hóa thậm chí được gắn với “mác” 5 sao. Nhưng, với những ai đã ăn nhiều và khám phá nhiều quán ốc thì cái thú của việc ăn ốc vẫn là ngồi trong quán nhỏ, quán ở lề đường, những nơi đông đúc, ồn ào náo nhiệt mới là tuyệt. Trong cái sự ồn ã và nhốn nhào của nó, vẫn không thể làm mất đi cái thú thưởng thức từng con ốc với những bí quyết chế biến khác nhau mà ngược lại, làm tăng thêm cái thú được ăn những con ốc ngon lạ.
Ốc “lên đời”
Ngoài những quán ốc bình dân có tên hoặc không có tên, thời gian gần đây, ốc đã được lên đời khi được mang vào nhà hàng, khách sạn, thậm chí là lên đời 5 sao. Với sự xuất hiện trong những nơi sang trọng, ốc vẫn được chế biến từ những cách thông thường nhưng nó xuất hiện tươm tất, sang trọng và cách thưởng thức của nó cũng cầu kỳ không kém.
Khi vào những nơi sang trọng, ốc sẽ được “biến hóa” với nhiều cách khác nhau. Nếu ở những quán ốc bình dân, bạn sẽ ăn quanh quẩn các món xào, nướng, luộc thì vào nhà hàng, bạn sẽ có thể thưởng thức chúng với bún nước, bún khô, rau sống…Thậm chí, nó còn được chế biến theo phong cách nước ngoài như: Sò mai nướng mỡ hành, Ốc bưu xào tàu xì, Nghêu xào dừa, Chả giò ngêu, Sò huyết sốt xí muội, Ngêu xào tương ớt, Gỏi ốc giác, Ốc móng tay xào cay, Hào hấp xa tế, Sò lông lụi xá, Nem ốc…chẳng hạn.
Tuy nhiên, ăn ốc bây giờ không còn là món ăn bình dân nữa, vì càng ngày, mó ăn này càng được yêu thích và nó cũng càng trở nên đắt đỏ.
Tuy nhiên, có rất nhiều người muốn tìm cảm giác lạ với những nhà hàng khách sạn ốc sang trọng cũng phải thừa nhận rằng, ăn ốc phải có không khí riêng của nó. Ốc dường như không thích hợp với những nơi sang trọng, mà nó càng bình dân, càng giản dị mới là ngon. Ốc vào nơi sang trọng quá thì hình như mất đi nét đặc trưng vốn có của nó.
Cái thú ăn ốc
Nếu mỗi người có một gu ăn ốc khác nhau, có một quán ruột của mình thì ốc cũng có nhiều cách được chế biến. Chỉ với một con ốc nhỏ dần, các chủ quán sẽ có gần chục cách chế biến khác nhau để bạn lựa chọn từ xào tỏi, xào bơ, xào dừa, xào me đến luộc hấp, nướng…Chính vì cái thú ăn ốc và sự phong phú của món ăn này mà ngày càng nhiều người tìm đến món ốc như một món ăn không thể thiếu cho gu ẩm thực của mình. Không có gì tuyệt hơn khi cùng vài người bạn, vừa chuyện trò rôm rã vừa húp húp, lễ lễ những con ốc thơm lừng và đầy mùi vị. Đó cũng là lý do vì sao, ốc bây giờ không còn dành riêng cho phái đẹp mà các quí ông cũng chọn nó làm “mồi” cho những buổi họp mặt của mình. Ăn ốc mà có một chút bia cay cay, thanh thanh, nó sẽ làm nhẹ đi vị mặn, nồng cay xè của các món ốc.
Tuy nhiên, ăn ốc bây giờ không còn là món ăn bình dân nữa, vì càng ngày, mó ăn này càng được yêu thích và nó cũng càng trở nên đắt đỏ. Một buổi ăn với bạn bè, có khi phải hơn tiền một ngày lương. Thế mà, hàng hàng quán quán ban ốc vẫn cứ đông đúc người, lạ thế đấy!
Theo Mỹ thuật và Đời sống