Sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình thích nghi với những thay đổi mới sau khi thụ thai. Dưới đây là những triệu chứng của giai đoạn đầu khi mới mang thai mà bạn phải đối mặt.
-
Đau, nhức hoặc ngứa ran ở ngực
Ngoài nhưng cơn đau, nhức nơi bầu ngực, một số thai phụ còn cảm thấy tê tê nơi đầu nhũ hoa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, một số thai phụ còn thấy mạch máu nổi rõ trên ngực. Đây cũng chính là dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất khi bạn vừa bước vào thai kỳ.
-
Nôn nghén
Khoảng 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Trong đó, 50% bị nôn nghén nặng. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn sớm nhất sau hai tuần đầu của thai kỳ, do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Cơn buồn nôn không nhất thiết lúc nào cũng vào buổi sáng mà có thể đến vào buổi chiều, buổi tối và cả trong lúc ngủ. Đây là triệu chứng của giai đoạn đầu khi mới mang thai mà bất cứ phụ nữ nào cũng đều phải biết.
-
Co thắt dạ dày
Thay vì mệt mỏi hoặc đau tức ngực, một số thai phụ sẽ cảm thấy như bị chuột rút trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là triệu chứng mang thai sau 1 tuần, khi tử cung bắt đầu phải thay đổi hình dạng để thích nghi với sự có mặt của bào thai.
-
Đầy hơi
Do nồng độ hoóc-môn progesterone tăng, nó có thể khiến cho bạn luôn bị đầy hơi và chướng bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ, đặc biệt là sau bữa ăn.
-
Nhiễm trùng đường tiết nhiệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang có thể xảy ra khi bạn đang mang thai do kích thích tố thay đổi. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm trùng đường tiểu, nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
-
Đánh rắm
Đây là chuyện không đáng buồn cười trong thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế, có những thai phụ phải chịu đựng triệu chứng có thai không mấy dễ chịu này trong suốt những tháng đầu. Đầy hơi có thể nguyên nhân khiến bạn đánh rắm nhiều hơn khi mang thai với cảm giác khó chịu trong dạ dày hoặc dưới xương sườn.
-
Táo bón và tiêu chảy
Sự thay đổi của các nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây ra triệu chứng táo bón và tiêu chảy. Để chống táo bón, bạn nên uống nhiều nước hơn, tiêu thụ thêm chất xơ và vận động hợp lý. Muốn ngăn ngừa tiêu chảy, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm sống và chỉ ăn thức ăn rõ nguồn gốc.
-
Thay đổi nhầy cổ tử cung
Một số các bà mẹ chia sẻ, chất nhầy cổ tử cung của họ tiết nhiều hơn trong thai kỳ so với bình thường. Điều này có thể do nồng độ progesterone tăng cao. Đôi khi bạn có thể thấy màu nâu trong chất nhầy tiết ra, nhưng nó thường vô hại.
-
Có vị kim loại trong miệng
Một trong những triệu chứng có thai đầy bất ngờ nhất trong giai đoạn đầu thai kỳ đó là sự xuất hiện của vị chua hoặc kim loại trong miệng của bạn. Dù các nhà khoa học chưa biết “thủ phạm” gây ra triệu chứng này là gì nhưng các mối nghi ngờ đều tập trung vào hormone progesterone.
-
Nước bọt dư
Một số thai phụ có triệu chứng tiết nước bọt nhiều hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thậm chí cả trong lúc ngủ, nước bọt có thể dính trên gối.
-
Miệng khô
Trái ngược hẳn với triệu chứng nước bọt dư, một số thai phụ cho biết họ bị khô miệng trong vài tháng đầu tiên của thai kỳ. Nó khiến họ khát nhiều hơn và luôn muốn uống nước. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên nghi ngờ đây là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thai kỳ.
-
Chảy máu nướu răng
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ là nguyên nhân khiến bạn dễ bị các vấn đề về răng và nướu trong lúc mang thai. Nó có thể xảy ra sớm trong giai đoạn đầu nhưng cũng có thể xuất hiện khi đã vào giữa thai kỳ.
-
Mệt mỏi
Mệt mỏi, ngáp dài và buồn ngủ là những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất. Bạn cần có thêm thời gian để thích nghi với sự thay đổi lớn lao của cơ thể khi chuẩn bị cho sự phát triển của một thai nhi.
Còn rất nhiều triệu chứng của giai đoạn đầu khi mới mang thai mà bạn có thể tìm thấy nhưng đây là những gì phổ biến nhất mà bạn cần phải biết. Chúc bạn có được thai kỳ khỏe mạnh!
Thanh Lam