Đồ chơi hình khối là món đồ chơi mà hầu hết cả bé đều thích và được làm quen ngay từ nhỏ. Những khối đồ chơi với nhiều kích cỡ, hình dạng và đa dạng về màu sắc này không chỉ giúp bé sớm nhận biết được màu sắc, phát triển trí tuệ, hoàn thiện khả năng phối hợp giữa bộ não, mắt và tay mà còn giúp các bé có được động tác khéo léo hơn
1. Đồ chơi hình khối
Đồ chơi hình khối là món đồ chơi mà hầu hết cả bé đều thích và được làm quen ngay từ nhỏ. Những khối đồ chơi với nhiều kích cỡ, hình dạng và đa dạng về màu sắc này không chỉ giúp bé sớm nhận biết được màu sắc, phát triển trí tuệ, hoàn thiện khả năng phối hợp giữa bộ não, mắt và tay mà còn giúp các bé có được động tác khéo léo hơn.
Thêm vào đó, chơi đồ chơi hình khối cũng giúp bé có được trí tưởng tượng phong phú và nâng cao khả năng sáng tạo hơn.
2. Kỹ thuật gấp giấy của Nhật (Origami)
Origami là phương pháp của người Nhật làm đồ chơi các con vật, hoa, đồ vật… bằng cách xếp các mẩu giấy lại với nhau để thành những hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt nhưng không kém phần sáng tạo, mang nhiều ý nghĩa giáo dục.
Theo các nhà khoa học, Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng, tỉ mỉ để tăng sáng tạo và khả năng khéo tay cho con người, đặc biệt là trẻ em. Khi gấp đồ chơi giấy mẫu Origami, giúp các bé có được sự hứng thú, vui vẻ để làm nên những món đồ chơi mà bé yêu thích. Bên cạnh đó, gấp giấy còn khiến bé bận rộn với những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, giúp linh hoạt thị giác với cử động của đôi tay, dạy bé về sự sắp xếp và logic. Từ đó, rèn luyện cho bé đức tính kiên trì và khả năng tập trung cao độ khi bắt tay vào mọi công việc.
Origami còn có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress thông qua nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và vật lý trị liệu. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc tế lần thứ nhì về Origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami để phục hồi chức năng và trị liệu về tay.
3. Đồ chơi nhạc cụ
Âm nhạc luôn là yếu tố thu hút được sự hứng thú của các bé. Ngay từ nhỏ đa phần các bé đều có biểu hiện thích thú khi nghe bất kỳ một dụng cụ nào phát ra âm thanh. Vì vậy, thay vì để bé gõ hay đập vào các đồ vật trong nhà để tạo ra âm thanh thì bố mẹ có thể mua cho bé đàn ghi-ta, trống, sáo hay một nhạc cụ có phím nào đó để bé gõ. Việc làm này, không chỉ giúp bé nâng cao được khả năng vận động mà còn kích thích khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng ở bé.
Việc cho các bé chơi đồ chơi nhạc cụ đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt và sự kết hợp nhịp nhàng giữa các ngón tay giúp đôi tay, ngón tay của bé trở nên khéo léo, mềm mại hơn.
4. Đất nặn
Không ai có thể phủ nhận rằng đất nặn chính là một trong những đồ chơi có tác dụng nhiều nhất lên đôi tay và trí não của bé.
Tuy không phải là món đồ chơi đòi hỏi hoạt động quá nhiều, đồ chơi đất nặn yêu cầu bé cần phải điều khiển đôi bàn tay khéo của mình để tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh đầy màu sắc.
Thông qua trò chơi cùng đất nặn, khả năng phối hợp tay mắt trở nên nhanh nhẹn và ăn khớp hơn. Đôi tay của bé cũng trở nên khéo léo và cẩn thận hơn.
Thêm vào đó, đất nặn cũng chính là công cụ giúp bé làm quen với màu sắc, nâng cao khả năng quan sát, phát triển tư duy, trí nhớ và trí tưởng tượng của bé.
Kim Huyền