Kỹ thuật diệt mối có thể diệt những tổ mối đã có trong công trình, nhưng không có tác dụng phòng những tổ mối mới phát sinh. Hàng năm những cặp mối cánh bay ra xâm nhập vào công trình hoặc mối từ những công trình lân cận truyền sang. Nếu không tiến hành những biện pháp phòng mối tiếp theo các công trình đã được diệt mối vẫ có nguy cơ bị mối.
——————————————————————
Mối sử dụng những rung động được tạo ra khi chúng nhai gỗ để quyết định xem nên ăn miếng to hay nhỏ. Lũ côn trùng này cũng lắng nghe các tín hiệu âm thanh để phát hiện sự có mặt của các loài mối khác ẩn trong mẩu gỗ đó.
Dao động âm thanh còn giúp chúng kiểm soát sự phát triển của những con mối thợ còn non trở thành những cỗ máy sinh sản. Theo nhóm nghiên cứu Australia, phát hiện này có thể được sử dụng để bảo vệ nhà cửa, các công trình xây dựng khỏi sự tàn phá của mối mà không cần đến thuốc trừ sâu.
Mối được mệnh danh là kẻ phàm ăn. Nhưng sự thực không phải như vậy, Theodore Evans thuộc Tổ chức côn trùng học CSIRO ở Canberra, Australia, cho biết. Các loài có chung thói quen này thường chỉ ăn những loại gỗ có kích cỡ nhất định, với một số loài ăn cành cây, số khác ăn cây đổ, có lẽ là để tránh cạnh tranh.
Nhưng người ta không rõ làm thế nào lũ côn trùng mù này có thể quyết định nhanh chóng kích cỡ của mẩu gỗ. Nghiên cứu mới đây cho thấy chúng sử dụng các bộ phận cảm nhận rung động ở đế ăng ten và trên đôi chân.
“Chúng ghi nhận tần số dội lại của dao động tạo ra khi nhai gỗ”, Evans nói. “Nhưng tôi cho rằng chúng cũng dùng thông tin từ bộ hàm để biết độ cứng của gỗ, thành phần hóa học của nó để xác định loài sống trong cùng nơi cư trú này. Có lẽ tất cả những điều đó hợp lại sẽ cho biết miếng gỗ to bao nhiêu”.
Trong nghiên cứu trên loài mối gỗ khô Cryptotermes domesticus, nhóm của Evans đã cho lũ mối thợ tiếp xúc với những mẩu gỗ có độ dài khác nhau, và ghi nhận tần số dao dộng mà chúng phát ra khi bò lên và cắn vào gỗ. Kết quả là lũ mối thợ thích cắn những mẩu gỗ ngắn nhất, khoảng 20 milimét.
Nhưng khi phát to tần số dao động của các mẩu gỗ 20 milimét, nhóm nghiên cứu đã khiến lũ mối cắn những mẩu gỗ dài hơn, và từ bỏ những mẩu gỗ ngắn ưa thích.
Evans cũng nhận thấy âm thanh có tác động lên sự phát triển sinh dục của mối. Khi phát ra những dao động được ghi lại, số mối thợ lớn đến giai đoạn thành thục giảm đi một nửa. Đây là lần đầu tiên, người ta tìm thấy mối liên quan giữa các tín hiệu dao động với sự phát triển sinh sản ở côn trùng.
“Giờ đây tôi vui mừng nhận thấy chúng ta có thể thực sự đuổi mối ra khỏi nhà bằng cách phát ra một tín hiệu phù hợp”, Evans nói. Tín hiệu đó có thể nằm ở ngưỡng nghe thấy đối với mối, nhưng vô cảm đối với con người.